ĐÁM TANG VÀ BIA MỘ CỤ PHAN BỘI CHÂU

16:31 25/10/2022

Cuối thu năm 1940, tờ báo Tiếng Dân ở Huế đưa một tin dữ dội in to và đậm nét: “Quốc phụ Phan Bội Châu từ trần ngày 29 tháng 10 năm 1940 nhằm ngày 29/9 năm Canh Thìn” Cụ Phan chỉ đau một hồi rồi ra đi như một giấc ngủ. Trước ngày mất cụ để lại một chúc thư cho dân tộc vàvđưa cho cụ Huỳnh Thúc Kháng giữ. Sau này đăng lên báo Tiếng Dân bị kiểm duyệt bỏ mất mấy dòng. Hôm đám tang cụ trời mưa rất to, các nơi đều ngập. Lúc này ở giai đoạn thoái trào cách mạng, bọn Pháp và tay sai tìm mọi cách ngăn cản và theo dõi đồng bào ta đến dự nên không khí buồn tê. Trước khi mất, cụ đã chuẩn bị sẵn cho đào một hố sâu, xây một cái hầm bằng xi măng trên có nắp đậy. Cụ dặn khi cụ mất không được khâm liệm quan tài, chie cho xác vào hầm đậy nắp lại, trên phủ đất bằng. Nhưng khi cụ mất, mọi người thấy nếu làm theo lời cụ thì quá thương- không nỡ, nên đã khâm liệm và cho vào quan tài. Chủ đám tang lúc đó là cụ Huỳnh Thúc Kháng, chủ bút báo Tiếng Dân. Khi hạ huyệt mọi người giòng dây cho quan tài xuống hầm sâu. Nhưng vì trời mưa to quá, nước đầy hầm, mọi người phải múc nước ra, nhưng múc tới đâu nước lại tràn vào đến đó. Cuối cùng phải tìm cách dìm quan tài xuống nước và đậy nhanh nắp hầm bằng tấm bê tông lên và phủ đất. Khi cụ Phan gần hấp hối, cụ Huỳnh đã đọc bài văn tế sống:

Hỡi ơi!

Trời cướp danh nhân

Đất vùi ngọc thọ Hào kiệt đi đâu?

Non sông chờ đó! Hồn cố quốc về chăng hay chớ!

Ào ào Gió thổi Bốn mùa đỉnh núi sóng thông reo

Gương vĩ nhân sáng mãi chẳng lờ, vằng vặc

Nước trong, ngàn thuở lòng sông vừng nguyệt tỏ.

Trước khi mất, cụ cũng đã làm sẵn một tấm bia nhỏ đơn giản khắc bằng chữ Hán. Dịch: Lời tự minh sanh huyệt Phan Bội Châu “Đây là nhà ở muôn đời của ta, khi ta chết thì phải chôn ngay tại đây và làm theo lời dặn sau đây: Cấm không được khâm liệm quan quách, đắp lập đền, thờ theo tục lệ. Cấm không được để tang, cúng tế theo lối hư văn Cấm không được cáo ai phó táng theo lối hư văn. Thân bằng cố hữu vì không được biết tin ta chết, chỉ để lòng thương nhớ thôi. Phàm kẻ sau thành tâm thương ta, chỉ kể khi thuật sự, ngoài ra chả cần gì khác. Nam lịch năm Giáp Tuất ngày… tháng… Tây lịch năm 1934 ngày… tháng….” Tấm bia để lại đời sau cho mình không ghi một tí nào về công đức của bản thân mà chỉ dặn lại một cái chết đơn giản, tiết kiệm tránh phô trương, lãng phí có hại cho dân cho nước. Nhân cách của cụ sống cũng như khi chết thật cao cả.

“ Đâu nữa ngôi sao sáng giữa trời

Núi rừng khô héo nẻo xa xôi

Hương Giang vắng lặng con đò nhỏ

Gió thảm, mưa sầu, giọt lệ rơi!”

Mộ cụ Phan ở Huế!



    DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

    DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ

    THƯ VIỆN HÌNH ẢNH

    SỐ LƯỢT TRUY CẬP

     

    BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH

    VIDEO TUYÊN TRUYỀN