HAI VIỆC LÀM CỦA CỤ PHAN BỘI CHÂU TRƯỚC KHI XUẤT DƯƠNG

09:31 18/01/2022

Trước khi xuất dương, tìm đường cứu nước, Cụ Phan vẫn luôn cánh cánh bên lòng trách nhiệm với gia đình. Cụ thương hai người vợ thảo hiền đã luôn thay cụ gánh vác việc nhà, cụ lo phần mộ mẹ cha không được yên ổn. Vì thế, trước khi xuất dương cụ đã rất chu toàn hai việc lớn ấy. Câu chuyện kể lại rằng:

“Đến một hôm Phan nói với Huyên và Đường:

  • Ta phải mua thêm một đám đất.

Bà Huyên thưa:- Nhà không sẵn tiền và ruộng nương tuy ít nhưng thế cũng đủ cày. Thầy thì chẳng ở nhà mà cũng không phải là tay cuốc xới.

Để cho hai bà khỏi ngạc nhiên, Phan nói:

-Rồi đây tôi phải đi xa, rất xa, chưa biết lúc nào trở về. Mẹ ta mất như thế đã 10 ăm. Cha của ta cũng đã hơn bốn năm vĩnh quyết. Tôi định làm lễ cát táng cho cả hai ông bà vì thế tôi đã nhắm mua một mảnh đất ở sát dăm Cơi Bui tại làng Kim Liên dưới Tổng Lâm Thịnh để rước hai cụ về dưới đó.

  • Mua đất để mai táng người nhà mình, việc đó chưa ai làm bao giờ. Bà Huyên ngạc nhiên thưa.
  • Nhưng ta phải làm-Phan nói. Vì ta phải cát táng theo cách riêng của ta.
  • Nhưng sao ai đưa hai cụ đến một nơi xa quê quán như thế!
  • Vì rồi đây nhất định giặc Pháp sẽ quy cho tôi là kẻ cầm đầu phiến loạn chống lại nhà nước bảo hộ. Lúc đó, có thể chúng sẽ truy tìm mồ mả cha ông
  • …..
  • Đoạn Phan cho mua bốn chiếc tiểu sành. Bà Huyên lại ngạc nhiên hỏi:
  • Vì sao?
  • Phan giải thích:

Mỗi ngôi mộ sẽ cát táng ta đạt hai tiểu, chiếc để ở dưới đựng hài cốt, gắn kín chôn thật sâu. Còn chiếc tiểu trên ta đựng mun sạch và cát. Nhỡ khi giặc biết mà đào, chỉ gặp cái tiểu trên chúng đã an tâm, cho đó là thi hài đã hóa thành tro. Thế là hài cốt của cha mẹ ta vẫn được vẹn nguyên. Rồi Phan kín đáo nhờ người thực hiện như vậy…

Sau công viêc ấy, đến một buổi hôm, cơm nước xong, Phan gọi hai bả, trao cho mỗi người một tờ giấy. Giấy của bà Huyện thì ghi lời bà đòi ly hôn, buộc Phan phải ký:

  • … ‘Tôi phận gái, lấy chồng cốt để có đôi, có lứa, không quản ngại gian lao,mong có sự chung sức xây đắp gia đạo. Đàng này người cứ biền biệt tháng năm, làm việc gì cũng không cho vợ con hay. Nghe nói người lo quốc sự. Sào sậy thf đâu chống nổi bè lim? Một cây cột yếu ớt thì sao trụ nổi cả cái nhà lớn đang sụp? Mà tội ấy lớn lắm, làm như thế chỉ khổ đến vợ con và liên lụy cả gia tộc. Dể có một cuộc sống an phận thủ thường, tôi viết giấy này xin được ly dị với người để tránh tai họa về sau..”

Dưới có đề chữ: “Đau lòng lắm nhưng vì tình thế bắt buộc, tôi phải chiều theo"

Ngày Mười tháng Mười năm Giáp Thìn

Ký tên: Phan Văn San

Giấy cho bà Đường thì lấy lời Phan tự ghi:

“ Nhà tôi trải mấy đời độc đinh. Vì chị cả muộn sinh nở mà mẹ mất sớm, cha thì đã già yếu, chị ấy cưới thêm vợ cho tôi mong nhà sớm có con trai để khi có phải nhắm mắt thì cha cũng đã an tâm là đã có người nối dõi tông đường. Lâu nay chị em sống với nhau hòa thuận, thảo hiền hơn là tình cốt nhục. Mọi điều gia tộc đã mãn nguyện. Nay tôi đi theo đoàn thể lo việc giang sơn, ngày về không hẹn, chắc chắn sẽ không giúp gì được mà lại làm liên lụy cho mợ và các con nên tôi viết giấy nayfcho mợ được ly dị để tự do yên ổn. Con cái là của “riêng mợ”. Nếu có ai yêu thương đến thì mợ có thể cùng họ tái duyên sắt cầm…”

Tôi không ngăn được nước mắt khi phải viết giấy này.

Ngày Một tháng Mười năm Giáp Thìn

Ký tên:

Phan Văn San

Cụ Phan Bội Châu (1905)

Lý trưởng làng Đan Nhiệm cũng là học trò của cụ Phan Văn Phổ. Chưa hiểu mô tê gì mấy nhưng nghe Phan nói, biết việc làm là để giữ yên gia quyến cho nhà thầy học cũ của mình thì ông đã vì nghĩa cả mà thị thực vào hai văn tự trên.

Những việc làm trên của cụ Phan quả là ý nghĩa vô cùng. Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi cụ xuất dương, ở nhà vợ con cụ rất nhiều lần bị kêu lên tra hỏi, xét xử khiến các con cụ phải mỗi người một nơi để tránh họa.



    DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

    DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ

    THƯ VIỆN HÌNH ẢNH

    SỐ LƯỢT TRUY CẬP

     

    BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH

    VIDEO TUYÊN TRUYỀN