Lễ dâng hoa, dâng hương tại Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai nhân kỷ niệm 80 năm ngày mất của đồng chí

09:22 12/08/2021

Sáng 11/8, tại Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai ở phường Quang Trung, thành phố Vinh, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã làm lễ dâng hoa, dâng hương tưởng niệm 80 năm ngày mất của đồng chí.

Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; lãnh đạo thành phố Vinh, phường Quang Trung; đại diện hội đồng gia tộc họ Nguyễn Huy và họ Lê.

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh ngày 1 tháng 11 năm 1910, tại thành phố Vinh. Nguyễn Thị Minh Khai, tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh ngày 30/9/1910 tại xã Vĩnh Yên, thị xã Vinh. Mùa hè năm 1927, Nguyễn Thị Vịnh được kết nạp vào tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng.

Đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dâng hương

Đầu năm 1930, theo yêu cầu của Đảng, đồng chí được tổ chức cử sang Trung Quốc hoạt động và làm việc tại Văn phòng chi nhánh Ban Phương Đông của Quốc tế cộng sản, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp dìu dắt, rèn luyện. Năm 1935, Nguyễn Thị Minh Khai được cử vào đoàn đại biểu chính thức của Đảng cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội quốc tế cộng sản lần thứ VII tổ chức tại Matxcơva. Tại đây, Nguyễn Thị Minh Khai đại diện cho hàng triệu phụ nữ Việt Nam đang bị thực dân Phong kiến thống trị trình bày tham luận về: “Vai trò của phụ nữ Đông Dương tham gia đấu tranh cách mạng”. Bài tham luận gây tiếng vang lớn và được đại hội đồng tình ủng hộ. Ngày 30/7/1940 Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt và giải về bót Catina. Qua hai phiên tòa xét xử, tòa án binh Sài Gòn xử Nguyễn Thị Minh Khai mức án cao nhất – tử hình, cùng với các đồng chí Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần,…Khi cái chết cận kề, Nguyễn Thị Minh Khai vẫn bình tĩnh, tranh thủ thời gian còn lại truyền đạt những lý luận, kinh nghiệm đấu tranh cách mạng và những vần thơ tràn đầy nhiệt huyết cho các bạn tù:

Vững chí bền gan ai hỡi ai

Kiên tâm giữ dạ mới anh tài

Thời cuộc đẩy đưa người chiến sĩ

Con đường cách mạng vẫn chông gai

Rạng sáng ngày 26/8/1941, thực dân pháp giải Nguyễn Thị Minh Khai ra pháp trường, trước mũi súng quân thù, đồng chí một mực không cho chúng bịt mắt. Phút cuối cùng Nguyễn Thị Minh Khai muốn thu hình ảnh Tổ quốc thân yêu vào lòng mình, nhìn bầu trời xanh của miền Nam yêu dấu và những đồng bào thống khổ đang ngày đêm bền bỉ đấu tranh.

Nguyễn Thị Minh Khai, người con ưu tú của quê hương Nghệ An, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ tiền bối của Đảng, một chiến sĩ cộng sản kiên cường đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ. 80 năm sau ngày chị đi xa, nhưng những đóng góp của chị vẫn sống mãi trong lòng các thế hệ hôm nay.

Trong dịp lễ giỗ các đoàn đại biểu đã về tại di tích dâng hương tưởng niệm đồng thời đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid:

Thúy Liên



    DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

    DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ

    THƯ VIỆN HÌNH ẢNH

    SỐ LƯỢT TRUY CẬP

     

    BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH

    VIDEO TUYÊN TRUYỀN