TÌM HIỂU NGHỊ ĐỊNH 166/2018/NĐ.CP NGÀY 25/12/2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC QUY ĐỊNH THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LẬP, PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH DỰ ÁN BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

17:55 03/07/2019

TÌM HIỂU NGHỊ ĐỊNH 166/2018/NĐ.CP NGÀY 25/12/2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC QUY ĐỊNH THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LẬP, PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH DỰ ÁN BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

Nghị định166/2018/NĐ.CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ về việc quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là nghị định thay thế Nghị định 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ về việc quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, có hiệu lực từ ngày 15/2/2019.

Nghị định gồm 26 điều (Nghị định 70: 25 điều). Một số nội dung của Nghị định mới cơ bản được biên tập lại theo nội dung của Nghị định cũ, một số nội dung được bổ sung thêm. Vì vậy, việc nghiên cứu Nghị định 166 là việc làm cần thiết nhằm áp dụng có hiệu quả vào công tác tu bổ, tôn tạo di tích. Nghị định 166 gồm 4 chương, 26 điều và phụ lục. Cụ thể như sau:

2.1. Chương 1 Những quy định chung

Chương này gồm 4 điều, so với Nghị định cũ có những điểm mới sau:

- Tại Điều 2, mục 6 của Nghị định 166 có bổ sung giải thích thuật ngữ Thẩm định dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích.

- Điều 3:

+ Bổ sung quy định của tổ chức, cá nhân tham gia lập nhiệm vụ quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (được quy định tại Điều 4, Nghị định 70).

+ Thời kỳ quy hoạch là 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm (Nghị định 70: 5 năm, tầm nhìn 10 năm đến 20 năm).

- Bổ sung Điều 4: chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh và đánh giá quy hoạch di tích.

2.2. Chương 2: Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

Chương này gồm 10 điều (từ Điều 5 đến Điều 14). So với Nghị định cũ có những điểm khác sau:

- Điều 5. Lập quy hoạch di tích:

Mục 1 trùng với mục 2 trong điều 6 của Nghị định 70. Bổ sung nội dung trường hợp di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt có khu vực bảo vệ là một phần hoặc toàn bộ diện tích của khu du lịch quốc gia, rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển.

- Điều 6 (Điều 7 cũ): Trình tự trong hoạt động quy hoạch di tích

+ Không xin chủ trương

+ Tiếp thu ý kiến tổ chức, cá nhân có liên quan (Điều 7 Nghị định 70 có nêu lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân nhưng không nêu ý này).

+ Không bắt buộc phải khai quật khảo cổ để thu thập tài liệu liên quan đến nội dung quy hoạch di tích.

- Không chia quy hoạch thành quy hoạch hệ thống di tích, quy hoạch tổng thể di tích mà sử dụng thuật ngữ “nhiệm vụ lập quy hoạch di tích”, “Nội dung quy hoạch di tích”

- Thêm Điều 8: Hồ sơ nhiệm vụ lập quy hoạch di tích

- Điều 9: Nội dung quy hoạch di tích: là điều 11, Nghị định 70.

- Điều 10: nội dung mới, Nghị định 70 chia thành hai loại quy hoạch hệ thống di tích, quy hoạch tổng thể di tích.

- Nếu Nghị định 70 gộp chung thẩm quyền và thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích thành một điều thì Nghị định 166 chia thành hai điều: Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt (Điều 11) và thủ tục thẩm định, phê duyệt (Điều 12).

- Điều 14: Quản lý quy hoạch di tích: bổ sung mục 3 về vấn đề lưu trữ hồ sơ quy hoạch.

2.3. Chương 3: Dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích.

(Nghị định 70: dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích)

- Điều 15: Nội dung dự án tu bổ di tích: cơ bản là điều 19 của Nghị định 70, chỉ khác một số điểm sau:

+ Điểm e, thay từ “thiết kế” bằng từ “quy hoạch”.

+ Điểm h, thay “phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình xây dựng mới yêu cầu kiến trúc” bằng “Chỉ tiêu đối với thiết kế kiến trúc công trình xây dựng mới”.

+ Điểm i so với Nghị định 70 nêu cụ thể hơn.

+ Bỏ “hình thức thực hiện dự án tu bổ di tích”.

+ Điểm c: thay từ “bản vẽ thiết kế” bằng “bản vẽ quy hoạch”.

+ Điểm d: quy định bản vẽ phối cảnh thể hiện trên khổ giấy A3 (Nghị định 70 có thêm từ “trở lên”).

+ So với Nghị định 70 thì Nghị định 166 có thêm mục 4: trường hợp chỉ thực hiện nội dung bảo quản di tích.

- Điều 16: Báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích

Nội dung cơ bản giống điều 22, Nghị định 70, chỉ khác một số điểm như sau:

+ Mục 1, điểm a: thay “ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích không phải lựa chọn các phương án khác nhau” thành “ ít ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích không phải lựa chọn các phương án khác nhau”.

+ Mục 1, điểm b: Nghị định 70 chỉ nói cải tạo công trình nghị định 166 nói rõ hơn là “cải tạo công trình không có yếu tố gốc cấu thành di tích”.

+ Mục 2: thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật nêu rõ hơn

Ý 3, điểm a: bỏ “các kết quả khảo sát theo quy định của luật Xây dựng”.

Ý 4, điểm a: nói rõ hơn và bổ sung thêm: Nghị định 70 chỉ nêu “phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi từng hạng mục của di tích”, Nghị định 166 nêu “phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi, sửa chữa nhỏ từng hạng mục, cấu kiện đơn giản của di tích”.

Bổ sung thêm 2 nội dung:

+ Phải có bộ ảnh màu kt 10x15cm chụp vào thời điểm khảo sát.

+ Thiết kế bản vẽ thi công BCKTKT

Bỏ mục 3: thẩm quyền thẩm định và phê duyệt BCKTKT

-  Điều 17: Thẩm quyền lập dự án tu bổ di tích, báo cáo KTKT tu bổ di tích.

Nghị định 166 quy định cụ thể hơn, ngoài việc quy định thẩm quyền lập dự án tu bổ di tích, báo cáo KTKT tu bổ di tích thì còn bổ sung thêm một số nội dung mà Nghị định 70 không nhắc tới, đó là: phải căn cứ danh mục đã được phê duyệt, căn cứ nguồn vốn được nhà nước cấp hoặc khả năng huy động nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật thì chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích mới quyết định đến việc lập dự án tu bổ di tích, báo cáo KTKT tu bổ di tích và lựa chọn chủ đầu tư của dự án tu bổ di tích, báo cáo KTKT tu bổ di tích.

- Điều 18: Thẩm quyền thẩm định,phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích.

So với điều 17, Nghị định 70 gộp cả thẩm quyền thẩm định, thủ tục lập, thẩm định thì Nghị định 166 lại tách thành hai điều riêng biệt (điều 18 và điều 21). Nghị định mới bỏ từ “chủ trương”.

Điều 18 quy định thẩm quyền thẩm định dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích như sau:

- Bộ trưởng Bộ VHTTDL thẩm định dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích đối với di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia theo đề nghị của UBND cấp tỉnh hoặc thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích.

- Giám đốc Sở VHTTDL (Sở VHTT) thẩm định dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích đối với di tích cấp tỉnh.

Về thẩm quyền phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích:

Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích đối với di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia sau khi có văn bản thẩm định của Bộ trưởng Bộ VHTTDL; phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích đối với di tích cấp tỉnh sau khi có văn bản thẩm định của Giám đốc Sở VHTT.

- Điều 19: Hồ sơ thẩm định, phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích.

Cơ bản giống điều 21, Nghị định 70 nhưng bỏ mục 4 “các văn bản thỏa thuận chủ trương, thẩm định dự án và các văn bản khác có liên quan”.

- Điều 20: trình tự lập, thẩm định, phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích

Bỏ xin chủ trương lập dự án, thêm ý “Tiếp thu ý kiến của các tổ chức, cá nhân”

Mục 6, nêu cụ thể, chi tiết nội dung công bố dự án tu bổ di tích, báo cáo KTKT tu bổ di tích đã được phê duyệt trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày được phê duyệt (Nghị định 70 chỉ nêu “công bố công khai dự án tu bổ di tích đã được phê duyệt tại địa phương nơi có di tích” mà không nêu cụ thể nội dung)

- Điều 21: Thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích

Về thẩm định: chia làm hai cấp:

Một là với di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia thì Bộ VHTTDL thẩm định

Hai là đối với di tích cấp tỉnh thì Sở VHTT thẩm định

Thời hạn thẩm định là 20 ngày (Nghị định 70: 30 ngày)

Bổ sung thêm nội dung: trường hợp di tích có nguy cơ bị hủy hoại hoặc cần tu bổ đột xuất thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt thì thời hạn thẩm định là 7 ngày.

Về phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích

Do Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý hoặc người được ủy quyền phê duyệt.

Thời hạn phê duyệt là 20 ngày (Nghị định 70: 30 ngày)

- Điều 22: Thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

Cơ bản giống điều 20, Nghị định 70: Chủ đầu tư lập thiết kế BVTC sau khi dự án được phê duyệt, thẩm quyền phê duyệt TKBVTC được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng (Nghị định 70 nói rõ theo luật Xây dựng).

- Điều 23: Điều chỉnh dự án tu bổ di tích, báo cáo KTKT tu bổ di tích

Nội dung cơ bản giống điều 23, Nghị định 70, chỉ chỉnh sửa câu chữ và bỏ ý “Có quy định mới của pháp luật về xây dựng, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan”.

2.4. Chương 4: Điều khoản thi hành

Gồm 3 điều: từ điều 24 đến điều 26, quy định việc tổ chức thực hiện, hiệu lực thi hành và quy định tiếp tục đối với các dự án tu bổ di tích đã và đang triển khai.

3. Một số điểm băn khoăn

- Cả hoạt động quy hoạch và dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích đều không xin chủ trương.

- Quy trình, thời hạn thẩm định, phê duyệt không phân biệt quy mô, nguồn kinh phí dự án.

- Đối với di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia phải qua Bộ VHTTDL thẩm định. Như vậy, thời gian thẩm định sẽ kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

Ngô Thị Lâm - cán bộ Ban quản lý di tích Nghệ An



    DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

    DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ

    THƯ VIỆN HÌNH ẢNH

    SỐ LƯỢT TRUY CẬP

     

    BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH

    VIDEO TUYÊN TRUYỀN