Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai - Thành kính tháng Tri ân.
22:41 28/07/2021
Nhân dịp kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2021), Đoàn đại biểu Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ tỉnh Nghệ An do đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dẫn đầu tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương tưởng niệm tại Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, bày tỏ tấm lòng thành kính và biết ơn đối đối với sự cống hiến và hy sinh của nữ anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai.
Cùng đi trong đoàn còn có đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện các đồng chí lãnh đạo: Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND Tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Lao động Thương binh và Xã hội cùng các đồng chí lãnh đạo và đại diện các ban, ngành Thành phố Vinh.
Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai nguyên là Ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ, Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, người đã được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp dìu dắt và rèn luyện, là một trong những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940. Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai tham gia cách mạng từ khi 16 tuổi, với 15 hoạt động không biết mệt mỏi, đến năm 31 tuổi thì bị Thực dân Pháp kết án tử hình. Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai được xây dựng trên vùng đất hơn một thế kỷ trước gia đình đồng chí đã từng sinh sống. Trong gia đình đồng chí còn có những người em đều tham gia con đường cách mạng, trung thành với Đảng, với dân tộc:
Người em thứ hai là Nguyễn Thị Quang Thái là chiến sĩ cộng sản kiên trung và là người vợ đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hy sinh năm 1944 trong lao tù đế quốc khi mới tròn 29 tuổi!
Em thứ ba là Nguyễn Huy Du, tham gia cách mạng, sau này công tác ở Vụ Kỹ thuật của Bộ Lâm nghiệp, danh hiệu Huân chương Độc lập hạng Ba (1988)...
Nguyễn Thị Minh Hiên (em thứ tư) là cán bộ hội phụ nữ, sau cách mạng công tác trong Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội. Hiện nay bà sống tại Hà Nội, đã 99 tuổi. danh hiệu: Huân chương Kháng chiến hạng Ba (1961), hạng Nhất (1989), Huân chương Độc lập hạng Ba (1993), Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng…
Nguyễn Huy Dương (em thứ 5), tham gia cách mạng, trong một lần rải truyền đơn, bị Thực dân Pháp bắt và giết hại năm 1943 khi tuổi đời mới chỉ 18!
Nguyễn Huy Tú (em thứ 6) tham gia lực lượng vũ trang cách mạng, hy sinh trong trận đánh đồn Phủ Thông (Bắc Cạn) năm 1948;
Nguyễn Huy Dung (em thứ 7) là Giáo sư, Tiến sỹ Y học, bác sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực tim mạch. Từ năm 1966 được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và là một trong những người đã cận kề bên Bác trước lúc Người qua đời. Ông nguyên Ủy viên Hội đồng sức khỏe Nhà nước, Phó Giám đốc bệnh viện chợ Rẫy, danh hiệu: Huân chương Độc lập hạng Nhì (2003), Thầy thuốc nhân dân (2012), sống tại TP. Hồ Chí Minh,nay 90 tuổi;
Nguyễn Huy Quỳnh(em út) là Kiến trúc sư, cán bộ của Viện quy hoạch kiến trúc đô thị, Bộ Xây dựng (mất năm 2017).
Sinh ra những người con ưu tú, cống hiến cho nền độc lập dân tộc, năm 1994 Cụ Đậu Thị Thư, thân mẫu của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai được Nhà nước truy tặng Mẹ Việt Nam anh hùng.
Trân trọng và cảm phục gia đình cách mạng tiêu biểu, với đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhân dịp tháng tri ân, các cơ quan đoàn thể đã về tại Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai dâng hương tưởng niệm. Thế hệ ngày nay mãi mãi khắc ghi, để có được nền hòa bình độc lập là sự đánh đổi biết bao xương máu của các bậc tiền bối.
Nguyễn Thị Thu Hằng.
QUY TRÌNH VỀ DI TÍCH DANH THẮNG
- 115/2020/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 19/2020/QĐ-UBND QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 15/2019/TT-BVHTTDL THÔNG TƯ Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
- Số: 166/2018/NĐ-CP NGHỊ ĐỊNH Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 110/2018/NĐ-CP Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội