ĐỒNG CHÍ LÊ HỒNG PHONG NGƯỜI HỌC TRÒ XUẤT SẮC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA QUÊ HƯƠNG XỨ NGHỆ.

15:26 27/07/2024

Tháng 7 về thắp nến tri ân, tưởng nhớ đến công lao to lớn của Tổng Bí Thư Lê Hồng Phong, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người con ưu tú của quê hương xứ Nghệ.

Đồng chí Lê hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn sinh ngày 06-09-1902 tại làng Đông Thông , Tổng Thông Lãng, nay là xã Hưng Thông huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An.

Năm 1924, đồng chí tham gia hoạt động cách mạng, đã theo tiếng gọi của các bậc tiền bối, tìm đường xuất dương sang Thái Lan, Trung Quốc, Liên Xô, dưới sự dìu dắt tài tình của đồng chí  Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Phong đã trở thành người chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng  đã hiến dâng hết thảy cho sự nghiệp cách mạng, đúng như lời Bác đã từng nói “ Các đồng chí đã đem xương máu của mình vun tưới cho cây cách mạng, cho nên cây cách mạng mới đơm hoa, kết trái tốt đẹp như ngày hôm nay”.

Vào ngày 22-6-1939, đồng chí Lê Hồng Phong đã bị bắt lần thứ nhất tại Sài Gòn thực dân Pháp biết đồng chí là một cán bộ chủ chốt của Đảng, chúng đã mua chuộc nhưng không có kết quả, cuối cùng chúng đã kết án đồng chí sáu tháng tù giam và ba năm quản thúc với tội mang thẻ căn cước giả mãn hạn tù Lê Hồng Phong đã về mái nhà tranh đầy thân thương kỷ niệm nơi đã gắn bó nghĩa tình sâu nặng giũa  anh em, bạn bè, làng xóm. Mặc dù đang trong thời gian bị quản thúc nhưng đồng chí vẫn tiếp tục sứ mệnh của mình tiếp tục bí mật liên hệ với tổ chức, với Đảng, suy nghĩ về sách lược đấu tranh, vẫn viết báo, chiến đấu trên mặt trận chính trị, lý luận, đồng chí viết một loạt bài đăng trên báo Dân chúng , cơ quan ngôn luận công khai của Đảng cộng sản Đông Dương.

Thực dân Pháp rất lo sợ người chiễn sĩ cộng sản mà chúng gọi là tên phiến loạn nguy hiểm, sau khi chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ chúng đã cho mật thám từ Nam Kỳ ra Nghệ An bắt và giam giữ tại Khám Lớn Saì Gòn vào tháng 1-1940. tại đây chúng đã tra tấn, kể cả dùng đòn tâm lý, chúng biết chị Nguyễn Thị Minh Khai và Lê Hồng Phong là hai vợ chồng, lại vừa mới sinh con nhỏ được  mấy tháng, chúng đã cho anh chị gặp nhau , qua đó khép tội âm mưu dính líu Nam kỳ, mặc  dù hai vợ chồng lâu ngày ko gặp nhau nay lại gặp nhau trong cảnh tù đầy, sống chết chia li trong gang tấc, lòng đầy thương cảm, anh chị đã cố kìm nén tình cảm, riêng tư của mình,một lòng hướng về cách mạng phủ nhận tất cả chứng cứ đưa ra. Không có chứng cứ nhưng chúng vẫn kết án đồng chí năm năm tù giam và mười năm quản thúc đầy ra Côn Đảo, nhà tù Côn Đảo là nơi địa ngục trần gian với những chế độ áp bức bóc lột tàn khốc nhất đối với những người tù chiến sĩ cộng sản trong đó có Lê Hồng Phong, có những lần đồng chí vừa bưng bát cơm ăn thì bọn cai ngục nhảy vào, xông vào đấm đá, quất túi bụi, làm máu chảy từ đầu, mặt , cằm, và rớt đỏ cả bát cơm, thế nhưng đồng chí Lê Hồng Phong vẫn hiên ngang ngồi ăn bát cơm chan máu với quyết tâm phải sống, để còn sống còn chiến đấu, “Gươm giáo kẻ thù có thể chặt đứt lưỡi thép gang nhưng sẽ phải oằn đi khi chặt phải ý chí của người cộng sản”. Chúng giam cầm đồng chí trong một hầm tối với chiều dài 2m chiều rộng 1m chỉ có một lỗ nhỏ thông hơi trên nền xi măng lạnh ngắt loang lỗ thấm đẫm máu và mồ hôi của biết bao đồng đội chân tay thì bị xiềng xích cùm kẹp suốt ngày đêm, kèm theo đó là một tháng mười ngày cơm nhạt là những thứ cơm hẩm gạo mốc, thức ăn là cá mục khô, thân thể đồng chí lại hằn lên những vết roi ngang dọc, chỗ tím bầm lại, chỗ sưng húp lên, có chỗ lại loét ra ri rỉ máu, đã làm cho đồng chí dần dần bị kiệt sức. Ở trong tù, mặc dù ốm đau, bệnh tật, bị đánh đập giã man, nhưng ý chí cách mạng của đồng chí Lê Hồng Phong vẫn luôn sục sôi, đồng chí đã biến nhà tù Côn Đảo thành trường học chính trị thông qua các đầu mối liên lạc, đồng chí đã truyền đạt lại tinh thần của cách mạng văn kiện về ĐH lần 7 của QTCS (7/1935) cho các đồng chí trong Đảng ủy chi bộ nhà tù Côn đảo.

Cũng trong thời gian ở Côn Đảo, sau khi đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai hy sinh được hơn một năm, Lê Hồng Phong mới hay tin về người vợ, người đồng chí của mình, vào một buổi trưa hè năm 1942, dưới gốc bàng xà lim số 2, đồng chí Lê Hồng Phong nói chuyện với người lính Gardrien Ấn Độ vừa ở đất liền ra, “ Chúng tôi có một nữ đồng chí là Minh Khai bị xét xử thế nào, ông có biết không”, vừa nghe đến cái tên Minh Khai, người lính Ấn với vẻ mặt trang nghiêm, đôi mắt đượm buồn đứng dậy cất mũ cúi chào rồi kể trong niềm xúc động : “ Bà lớn Minh Khai bị bắn chết rồi, tôi nói bà lớn là bà lớn thật, núi cũng phải nghiêng mình, cây cối cũng phái cúi chào bà ”. Đồng chí Lê Hồng Phong lặng im như bức tượng đá, tim như ngừng đập, anh không muốn tin về điều khủng khiếp ấy, thế là người đồng chí trung kiên, người vợ yêu dấu của anh đã mãi mãi ra đi, Hồng Minh bé nhỏ đã mất mẹ, rồi sẽ mất cha...Côn Đảo lặng gió, những kỷ niệm hiếm hoi bên nhau chợt ùa về !

Với những trận đòn thù  tàn ác dã mam liên tục trên một cơ thể đã làm cho  đồng chí dần dần kiệt sức, vào  trưa ngày 06/9/1942 tại xà lim số 5 banh II, Lê Hồng Phong đã vĩnh viễn từ biệt anh em. Trước khi trút hơi thở cuối cùng Lê Hồng Phong đã nhắn lại với các bạn tù  rằng: “Nhờ các đồng chí nói với đảng rằng: “tới giờ phút cuối cùng Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng vào thắng lợi vẻ vang của cách mạng”. Hiện nay, mộ của đồng chí Lê Hồng Phong nằm tại khu A nghĩa trang Hàng Dương, Huyện Côn Đảo.

Đồng chí Lê Hồng Phong là một tấm gương tròn đời hiến dâng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân, đồng chí luôn đặt lợi ích của cách mạng lên trên lợi ích của cuộc sống riêng và hạnh phúc gia đình.Vì đảng vì nhân dân đồng chí chấp nhận mọi gian khổ hy sinh, từ biệt gia đình bôn ba đi tìm đường cứu nước và cũng vì đảng, vì nhân dân  đồng chí đã nhiều lần trở về nước hoạt động, gây dựng phong trào dù biết rằng kẻ thù luôn rình rập, de dọa đến tính mạng và đã hy sinh cả tình riêng, cả bản thân mình, Người đồng chí người bạn đời yêu dấu của đồng chí - chị Nguyễn Thị Minh Khai cũng bị địch bắt và kết án tử hình năm 1941, hai nhà lãnh đạo đã hy sinh vì nghĩa lớn để lại đứa con thơ vừa mới chập chững biết đi.

Hai vợ chồng, hai người đồng chí, hai nhà lãnh đạo của đảng Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai đã cùng các đồng chí khác viết nên trang sử vàng của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Hôm nay đây chúng ta được sống trong thời bình nhưng những dư âm của chiến tranh những hi sinh mất mát của bao tầng lớp cha anh đi trước vẫn còn hiện hữu với thời gian. Tháng 7 về cả nước lại bồi hồi cảm xúc khi nghĩ về ngày kỉ niệm Thương binh liệt sĩ 27/7. Chiến tranh dù đã đi qua rất lâu nhưng những vết thương nó để lại vẫn khiến mỗi chúng ta không khỏi xót xa khi nghĩ về những người chiến sĩ đã hy sinh tuổi xuân để bảo vệ tổ quốc. Những người con anh dũng của đất nước, có người còn sống nhưng cũng có người đã nằm lại với đất mẹ thân yêu. Nhưng những chiến công và tên tuổi của các anh đã trở thành bất tử, khắc ghi vào lịch sử dân tộc và mãi mãi được thế hệ những người Việt Nam tưởng nhớ.

Mộ của đồng chí Lê Hồng Phong tại nghĩa trang Hàng Dương huyện Côn Đảo.
Khu Tưởng niệm TBT Lê Hồng Phong tại xã Hưng Thông, Hưng Nguyên, Nghệ An.
Ngôi nhà tranh nơi TBT Lê Hồng Phong cất tiếng khóc chào đời và gắn bó thời niên thiếu tại làng Đông Thông, tổng Thông Lạng nay là xã Hưng Thông

Lê Thu



    DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

    DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ

    THƯ VIỆN HÌNH ẢNH

    SỐ LƯỢT TRUY CẬP

     

    BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH

    VIDEO TUYÊN TRUYỀN