Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai- Biểu tượng bất tử của người phụ nữ Việt Nam!
Sinh ra và lớn lên trong cảnh mất nước, nhà tan, Nhân Dân sống cảnh lầm than nô lệ, Dòng máu nóng của quê hương xứ Nghệ, tình yêu thương của ông bà thầy mẹ đã nôi lớn một trái tim nhân hậu mang khát vọng giải phóng quê hương. Năm 1927, Nguyễn Thị Minh Khai là người đầu tiên trong giới nữ ở Vinh - Bến Thủy tham gia Ban chấp hành Đại tổ Hội Hưng Nam. Phụ trách công tác vận động phụ nữ đấu tranh cách mạng.
Từ thực tiễn hoạt động, Nguyễn Thị Minh Khai đã nhanh chóng trở thành một cán bộ cốt cán trong phong trào cách mạng: Bí thư Phụ nữ đoàn,thành viên của tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng, Tham gia thành lập Hội phụ nữ giải phóng năm 1929- Một trong những tổ chức tiền thân của Hội Liên hiệp phụ nữ VIệt Nam. Trí thông minh, tài ứng biến cùng khả năng lãnh đạo xuất chúng, đồng chí đã tổ chức được nhiều lớp huấn luyện, đào tạo nữ cán bộ, xây dựng lực lượng nòng cốt trong Cao trào xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931. Tuổi 19 đôi mươi, hành trang là ý chí, là khát vọng cô gái trẻ Nguyễn Thị Minh Khai đã chấp nhận xa quê hương, xa gia đình để dấn thân vào cuộc hành trình đầy gian khổ. Mùa hè năm 1930, trên chuyến tàu thủy từ Hải Phòng đi Hương Cảng Nguyễn Thị Minh Khai rời quê hương sang (Trung Quốc) hoạt động.Tại đây, Đồng chí sử dụng bí danh Lý Huệ Phương, Cô Duy làm nhiệm vụ chắp mối liên lạc, vượt qua bao khó khăn thử thách Nguyễn Thị Minh Khai không ngừng học tập lý luận, văn hóa, ngoại ngữ và thực tiễn dưới sự chỉ dạy của người thầy Nguyễn Ái Quốc.
Cuối năm 1934, Nguyễn Thị Minh Khai vinh dự là một trong 6 đại biểu đại diện của Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự một sự kiện chính trị quan trọng: Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 7 tổ chức tại Mátxcơva . Với bí danh Phan Lan,Tại phiên họp thứ 40 ngày 16/8/1935 lần đầu tiên trên 1 diễn đàn quốc tế lớn nữ đảng viên trẻ tuổi NTMK thay mặt cho phụ nữ toàn Đông Dương đã trình bày bản tham luận về vai trò của phụ nữ trong cuộc đấu tranh chống đế quốc. Lúc sôi nổi hùng hồn khi sâu lắng cảm động, bản tham luận của chị đã gây tiếng vang mạnh mẽ trong kì đại hội. Tháng 9 năm 1935, Đại hội lần thứ VI Quốc tế Thanh niên), Nguyễn Thị Minh Khai tham dự, phát biểu nêu rõ tình cảnh, hoạt động và nhiệm vụ trước mắt của thanh niên trong đó có nữ thanh niên Đông Dương.
Nơi đất khách quê người, với trái tim yêu nước nồng nàn bên những đồng chí cùng chung chí hướng Nguyễn Thị Minh Khai đã tỏ rõ bản lĩnh trí tuệ của một nhà chính trị xuất sắc và tài năng.
Đầu năm 1937, Nguyễn Thị Minh Khai trở về Sài Gòn hoạt động, công tác tại Xứ ủy Nam Kỳ, chị được chỉ định giữ chức Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn. Đồng chí đã lãnh đạo các cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son, công nhân Công ty Hỏa Xa Sài Gòn, phụ nữ Hóc Môn, Gia Định; mở nhiều lớp huấn luyện cho cán bộ ở thành phố và các tỉnh Nam Bộ. Chị là diễn giả xuất sắc tại các rạp hát lớn, trong các cuộc Mít tinh biểu tình lúc bấy giờ. Là cây bút sắc sảo của tờ báo dân CHúng- Cơ quan ngôn luận của ĐCS ĐD..Với bút danh Kim Anh cùng luận điểm, lý luận chặt chẽ đồng chí đã trực tiếp chống lại thuyết “Phụ nữ hồi gia”, vạch rõ nhiệm vụ quan trọng của giải phóng phụ nữ, giành quyền bình đẳng nam nữ: “Nếu mỗi người đều lấy việc nuôi con làm trách nhiệm tột bực thì công chuyện phụ nữ giải phóng biết đời nào thực hiện… Lời nói của chị như ánh đuốc soi đường, hiệu triệu ngàn trái tim phụ nữ khát khao hạnh phúc cùng đứng lên đấu tranh cho độc lập tự do và bình đẳng.
Sự nổi bật về trí tuệ tài năng, Nguyễn Thị Minh Khai đã sớm rơi vào tầm ngắm của kẻ thù. Cho đến ngày 30/7/1940, Nguyễn Thị Minh Khai sa vào tay giặc. Từ Bót Catinat sang Khám Lớn Sài Gòn, những trận đòn tra tấn khét tiếng man rợn không thể nào khuất phục được NGuyễn THị Minh Khai. Niềm tin về thắng lợi của cách mạng luôn rực cháy trong trái tim của chị. Tại tòa án binh Sài Gòn, Nguyễn Thị Minh Khai đã đanh thép trả lời: “Việc của chúng tôi làm là chính nghĩa, vì muốn cho Tổ Quốc chúng tôi được độc lập, dân chúng tôi được ấm no mà chúng tôi làm cách mạng, chúng tôi không có tội gì…!”. Vậy nhưng, thực dân Pháp quyết gán chị vào án tử.
Đồng chí hy sinh nhưng tinh thần, ý chí đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân, cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ vẫn còn vang vọng mãi tới hôm nay.
QUY TRÌNH VỀ DI TÍCH DANH THẮNG
- 115/2020/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 19/2020/QĐ-UBND QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 15/2019/TT-BVHTTDL THÔNG TƯ Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
- Số: 166/2018/NĐ-CP NGHỊ ĐỊNH Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 110/2018/NĐ-CP Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội