Lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu và đón nhận bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt

11:45 18/12/2017

Ngày 16/12/2017 UBND tỉnh Nghệ An đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu và đón nhận bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt.

Tham dự buổi lễ, về phía Nhật Bản có Ngài Hiroyuki Miyazawa - Nghị sĩ Hạ viện Nhật Bản; đại diện hội hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam, Hiệp hội Asaba tỉnh Shizuoka.

Về phía đại biểu Trung ương có các đồng chí: Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phan Đình Trạc – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Lê Thị Thủy – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.

Về phía đại biểu tỉnh Nghệ An có các đồng chí: Nguyễn Đắc Vinh – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Xuân Sơn – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Xuân Đường - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Thông – Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.

Đại diện cháu con Cụ Phan Bội Châu là ông Phan Thiệu Các (Cháu nội của cụ).

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ trao bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt

Phan Bội Châu tên húy là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam, sinh ngày 26/12/1867 tại làng Sa Nam, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình hàn nho. Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, chứng kiến cảnh lầm than nô lệ của nhân dân, trong sâu thẳm trái tim cụ đã sớm hình thành tư tưởng yêu nước thương nòi.

Suốt gần ba mươi năm hoạt động cách mạng chẳng quản gian lao vất vả, bước chân cụ Phan đã trải qua không biết bao địa danh:

Trải bao Hương Cảng, Hoành Tân

Thanh niên Đông độ dần dần nhiều thêm

Bôn ba khắp chốn khắp miền

Sang Nhật rồi lại qua Xiêm về Tàu

Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi lễ
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi lễ

Với chủ trương cứu nước theo khuynh hướng bạo động, Phan Bội Châu đã thành lập Duy Tân hội, Việt Nam Quang Phục hội, rồi Việt Nam Quốc Dân Đảng nhằm tập hợp các lực lượng đấu tranh bằng vũ trang cách mạngvà nhờ viện trợ của bên ngoài. Phong trào Đông Du đã tạo nền tảng cho những thay đổi của nước ta đầu thế kỷ XX; góp phần đào tạo đội ngũ trí thức sẵn sàng tiếp nhận con đường cách mạng vô sản, và nhiều người sau này trở thành những yếu nhân của Cách mạng Việt Nam… Đặc biệt, đây là gạch nối quan trọng, mốc đánh dấu quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục và cho đến nay phong trào Đông Du vẫn giữ nguyên giá trị trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tham quan nhà trưng bày
​ tại di tích Quốc gia đặc biệt  Phan Bội Châu

Thúy Liên



    DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

    DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ

    THƯ VIỆN HÌNH ẢNH

    SỐ LƯỢT TRUY CẬP

     

    BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH

    VIDEO TUYÊN TRUYỀN