Khai hội đền Bạch Mã năm 2017
Theo thần phả của đền Bạch Mã và truyền thuyết dân gian vùng Võ Liệt cho biết: Thần Phan Đà sinh vào những năm đầu thế kỷ XV ở thôn Chí Linh, xã Võ Liệt, huyện Thổ Du (
nay là thôn Khai Tiến, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An),
trong một gia đình sống bằng nghề chài lưới ven Sông Lam. Phan Đà sớm mồ côi cha mẹ, được một người làm nghề rèn sắt ở Võ Liệt đùm bọc, cưu mang.
Từ nhỏ, Phan Đà đã thể hiện là người thông minh, nhanh nhẹn. Đến tuổi thiếu niên với vóc dáng lực lưỡng, có sức khỏe hơn người "
vật nổi cả trâu, đánh dạt cả hổ
", lại say mê luyện tập võ nghệ, phi đao, múa kiếm, bắn cung nên tiếng tăm vang khắp xa, gần.
Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, Phan Đà thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân nô lệ, với lòng yêu nước và chí căm thù giặc Phan Đà cùng một số trai tráng trong làng trốn lên rừng, chuẩn bị rèn luyện vũ khí, tích trữ lương thực, tập luyện võ nghệ chờ ngày nổi dậy.
Năm Mậu Tuất (1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương. Sau nhiều lần giao chiến với giặc so về lực lượng nghĩa quân còn non yếu nên vào năm Giáp Thìn (1424) theo kế của Thiếu úy Lê Chích, Lê Lợi đã chọn Nghệ An làm nơi đóng quân, chuẩn bị lực lượng. Năm Ất Tỵ (1425), Lê Lợi kéo quân vào đến Nghệ An dựng thành Bình Ngô ở tổng Bích Triều, huyên Thổ Du, nhân dân Nghệ An nô nức hưởng ứng, Phan Đà cưỡi ngựa trắng vào thành xin ra mắt Lê Lợi. Sau khi Phan Đà gia nhập và hoạt động trong nghĩa quân Lam Sơn, Lê Lợi thấy Phan Đà là người nhanh nhẹn, thông minh, sống được lòng dân và có uy với tướng sĩ nên thường giao cho Phan Đà đi đầu trong việc móc nối, liên lạc, dò la tin tức kẻ địch hoặc cản phá quân giặc khi bị tiến công. Trong mỗi lần ra trận, với trí thông minh, lòng gan dạ Phan Đà luôn hoàn thành nhiệm vụ, gây được thanh thế làm quân giặc khiếp sợ.
Sau nhiều lần xông pha trận mạc giành được nhiều thắng lợi, Phan Đà được Lê Lợi giao cho chỉ huy đội quân cận vệ ngày đêm bảo vệ bên chủ tướng. "
Phan Đà lắm mưu, nhiều kế, táo bạo gan dạ cưỡi ngựa bạch xông pha trận mạc như vào chỗ không người. Thoáng thấy bóng ngựa trắng và vị dũng tướng oai phong xuất hiện là quân Minh khiếp đảm tháo chạy về thành, không giám ra giao chiến
".
Trong một trận giao chiến với quân Minh ở bờ Bắc sông Lam Giang
(tức là vùng chợ Cồn ngày nay)
, không may ngài bị thương nặng, được ngựa bạch đưa về đến địa phận xã Võ Liệt thì mất, thi hài ông được chôn tại núi mộ Cả
(nay thuộc xã Thanh Long, huyện Thanh Chương).
Năm 1428, kháng chiến chống quân Minh thắng lợi. Lê Lợi lên ngôi vua, xét công lao, dũng khí của Phan Đà, nhà vua cấp tiền dựng đền và cúng tế gọi là "
quốc tế, quốc tạo"
.
Theo sử cũ và truyền thuyết kể rằng từ khi hy sinh linh hồn của dũng tướng Phan Đà đã nhiều lần linh ứng cứu giúp nhân dân qua khỏi thiên tai, dịch bệnh và còn phù hộ các triều vua, tướng lĩnh đánh thắng kẻ thù.
Hiện nay, cứ vào dịp 9-10 tháng 2 Âm lịch, trong tiết Thanh Minh, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện Thanh Chương phối hợp với Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ xã Võ Liệt tổ chức lễ hội đền Bạch Mã, thu hút hàng vạn nhân dân và du khách thập phương về dự lễ. Nhân dân về với đền Bạch Mã ngoài thắp nén tâm hương tưởng nhớ công đức “Thần Bạch Mã” còn được tham gia nhiều hoạt động như: vật cù, đẩy gậy, kéo co, bóng chuyền, chọi gà,... đây là những trò chơi dân gian, đặc sắc của vùng quê Võ Liệt - Thanh Chương.
Nguyễn Hưng
QUY TRÌNH VỀ DI TÍCH DANH THẮNG
- 115/2020/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 19/2020/QĐ-UBND QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 15/2019/TT-BVHTTDL THÔNG TƯ Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
- Số: 166/2018/NĐ-CP NGHỊ ĐỊNH Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 110/2018/NĐ-CP Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội