Lễ hội đền Cả, xã Hoa Thành, huyện Yên Thành
Tham dự lễ hội đền Cả năm 2017 có đồng chí Hồ Mậu Thanh Ủy viên ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở VH-TT Nghệ An; Đồng chí Nguyễn Viết Hưng- Phó bí thư thường trực Huyện ủy; Đồng chí Phan Văn Tuyên - Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; Đại diện thường trực HĐND – UBND - UBMTTQ huyện và các ban ngành cấp huyện; lãnh đạo Đảng ủy, chính quyền xã Hoa Thành; Ban trị sự chùa Bảo Lâm cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.
Đền Cả được nhân dân xây dựng dưới thời Hậu Lê để thờ các vị nhân thần, nhiên thần có công “
Hộ quốc tý dân
”, được nhân dân lập đền thờ cở nhiều nơi trên đất nước là: Cao Sơn – Cao Các, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, Bạch Y Công chúa… Bên cạnh đó, đền Cả còn là nơi thờ Quận Công Phan Cảnh Quang, một nhân vật lịch sử ở thế kỷ XVI đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp Trung hưng của nhà Lê, phục hưng đất nước, được nhiều tài liệu, sử sách ghi nhận và được nhân dân và con cháu dòng họ lập đền thờ - đền thờ Phan Cảnh Quang (
nay thuộc xóm Trung Phú, khối 1, thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành
).
Từ khi xây dựng đến nay, đền đã gắn bó với đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân làng Tràng Thành. Hàng năm, vào ngày rằm tháng Giêng, nhân dân địa phương và các làng phụ cận thường tổ chức lễ hội long trọng, hiến dâng lễ vật để tưởng nhớ các vị Thành hoàng đã có công dựng nước và giữ nước.Lễ hội tại đền diễn ra từ ngày 10-12 tháng 02 năm 2017 tức ngày 14-16 tháng giêng âm lịch hàng năm, nhưng cứ 3 năm 1 lần tổ chức cấp huyện. Ở phần Lễ có các nội dung: Lễ Khai quang tẩy uế: vào sáng ngày 09/02/2017 tức ngày 13 tháng giêng; Lễ Yết Cáo: từ tối ngày 11/02/2017 tức ngày 15 tháng giêng. Lễ rước băt đầu từ sáng ngày 12/02/2017 (tức ngày 16 tháng giêng (
rước Kiệu và Bài vị của các võ tướng, danh thần nhà thờ của các dòng họ ở trong xã Hoa Thành về hợp tế ở đền Cả
); Lễ đại tế diễn ra từ 10 – 11h ngày 12/02/2017: ngày 16 tháng giêng. Lễ tạ : 11h - 11h 30 ngày 12 tháng 2 (tức ngày 16 tháng giêng).
Song song với phần lễ là phần hội, gồm các các nội dung: Bóng chuyền nữ, đẩy gậy, đánh cờ tướng, kéo co, đua thuyền, đu tiên, nhảy bao bố, bắt lươn trong chum, thi đánh trống tế giữa các dòng họ tham gia lễ rước.
Thông qua lễ hội, nhân dân và du khách thập phương có dịp tập trung viếng thăm đền thờ, gặp gỡ giao lưu, tham gia các sinh hoạt văn hoá hướng về nguồn cội.
Trí Nguyễn
QUY TRÌNH VỀ DI TÍCH DANH THẮNG
- 115/2020/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 19/2020/QĐ-UBND QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 15/2019/TT-BVHTTDL THÔNG TƯ Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
- Số: 166/2018/NĐ-CP NGHỊ ĐỊNH Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 110/2018/NĐ-CP Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội