Lễ hội đền chùa Gám năm 2017

16:49 23/03/2017


Đền Gám được nhân dân xây dựng vào giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn.  Đền - chùa Gám lúc đầu chỉ là một ngôi miếu và thảo am nhỏ, được làm bằng gỗ, lợp tranh và qua nhiều lần tu tạo, sửa chữa, di tích ngày càng có quy mô đồ sộ như ngày hôm nay. Đền gám là  nơi thờ các vị nhân thần, nhiên thần có công “ Hộ quốc tý dân ”, được nhân dân lập đền thờ cở nhiều nơi trên đất nước là: Cao Sơn, Cao Các, Sát hải Đại vương Hoàng Tá Thốn, Lý Nhật Quang, Tứ vị thánh nương... Chùa Gám là công trình kiến trúc tôn giáo, được nhân dân xây dựng để thờ Phật Thích ca mâu ni, Tam Thế, Quan thế âm.
Từ khi xây dựng đến nay, đã gắn bó với đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân làng Xuân Nguyên. Tại di tích thường diễn ra các ngày lễ trọng như: lễ Cúng chúng sinh, cầu siêu cho những vong linh không nơi nương tựa (ngày 15/1 và 15/7 âm lịch), lễ Phật Đản (ngày 15/4 âm lịch), lễ cúng Thần Nông, lễ xuống đồng cày cấy cho năm sau (ngày 15/11 âm lịch). Đã thành thông lệ, hàng năm cứ vào ngày 13- 15 tháng 2 âm lịch, đền - chùa gám chính thức khai hội. Lễ hội đã thu hút được đông đảo nhân dân, tăng ni phật tử và các vùng phụ cận tới tham dự. Cứ 3 năm 1 lần lễ hội được tổ chức cấp huyện, năm nay tổ chức theo quy mô cấp xã.


Về dự lễ có đồng chí Lê khắc Hoàng -  phó chánh thanh tra Sở VHTT Nghệ An. Lãnh đạo huyện có các đồng chí  Nguyễn Viết Hưng- Phó bí thư thường trực Huyện ủy;  Hoàng Danh Truyền - phó chủ tịch UBND huyện; Đại diện thường trực HĐND; các PCT UBND; UBMTTQ huyện và các ngành cấp huyện;lãnh đạo Đảng ủy, chính quyền địa phương và Ban chủ trì đền và chùa Chí Linh cùng đông đảo nhân dân xã Xuân Thành, phật tử và du khách thập phương.


Lễ hội gồm 2 phần : phần lễ và phần hội: ở phần Lễ có các nội dung:  Lễ Khai Quang, Lễ Rước, Tân lễ, Lễ Yết Cáo, Lễ Đại Tế, Lễ Tạ . Song song với phần lễ là phần hội. Phần hội năm nay diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi như: biểu diễn văn nghệ quần chúng; thi đánh trống tế; giải bóng chuyền nữ, bóng chuyền nam các đội mạnh; biểu diễn võ Nhất Nam, Vivonam và thi đấu bóng bàn. Cùng với đó là các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy; cờ thẻ; bịt mắt đập niêu đất và bắt heo... Thông qua lễ hội, nhân dân và du khách thập phương có dịp tập trung viếng thăm đền chùa, gặp gỡ giao lưu, tham gia các sinh hoạt văn hoá hướng về nguồn cội.

Trí Nguyễn



    DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

    DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ

    THƯ VIỆN HÌNH ẢNH

    SỐ LƯỢT TRUY CẬP

     

    BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH

    VIDEO TUYÊN TRUYỀN