Lễ hội đền Vạn Lộc nét đẹp văn hóa miền biển Nghệ An
11:41 01/09/2017
Theo lệ thường cứ 3 năm một lần vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu nhân dân làng Vạn Lộc, phường Nghi Tân, Thị xã Cửa Lò lại tổ chức lễ hội truyền thống của làng để tưởng nhớ đến công lao to lớn của Thái úy Quận công Nguyễn Sư Hồi. Lễ hội đên Vạn Lộc năm nay được tổ chức vào ngày 11, 12 tháng 2 năm 2017 (tức là ngày 15,16 tháng giêng năm Đinh Dậu).
Đền Vạn Lộc là công trình văn hóa tâm linh nổi tiếng trong vùng. Đền được xây dựng để thờ Thái úy Quân công Nguyễn Sư Hồi – Ông là con trai trưởng của Cương quốc công Nguyễn Xí. Qua các tư liệu lưu tại di tích cho biết: Nguyễn Sư Hồi là vị tướng tài ba, lỗi lạc, ông được giao chỉ huy lực lượng thủy quân làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển phía nam của quốc gia Đại Việt. Trong thời gian này ông đã chọn vùng Cửa Xá để xây dựng đại bản doanh. Ngoài ra, Nguyễn Sư Hồi còn có công lớn trong việc mở mang bờ cõi khai lập ra vùng Cửa Lò ngày nay và làng Vạn Lộc là một trong những ngôi làng do ông lập nên. Để tưởng nhớ công lao khai dân lập ấp của Thái úy quận công Nguyễn Sư Hồi, nhân dân làng Vạn Lộc đã dựng đền để bốn mùa hương khói, trải qua các triều đại phong kiến thần đã nhiều lần được ban cấp sắc phong và giao cho làng Vạn Lộc tòng tiền phụng sự.
Hàng năm tại đền diễn ra nhiều kỳ lễ trọng như: lễ cầu yên, lễ cầu phúc, lễ cầu ngư… nhưng lớn nhất là lễ hội của làng diễn ra 3 năm một lần vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Trong lễ hội có 2 phần: phần lễ và phần hội.
Phần lễ tại đền diễn ra trang nghiêm, thành kính với lễ yết cáo, lễ xuất thần, lễ rước, lễ đại tế, lễ cầu yên…. Điểm đặc biệt của lễ hội đền Vạn Lộc là lễ rước kiệu thần vi hành quanh làng, trong đoàn rước ngoài các kiệu rước thần của đền Vạn Lộc còn có các kiệu rước của những dòng họ trong làng. Trên đường rước nhân dân hai bên đường đều thiết lập bàn thờ để bái vọng cầu mong thần ban phúc lộc, may mắn cho muôn dân.
Phần hội cũng diễn ra nhiều trò chơi dân gian kết hợp với các hoạt động thể thao như: đua thuyền, đánh cờ người, kéo co, bóng chuyền….thu hút đông đảo bà con nhân dân tham gia.
Có thể nói, lễ hội đền Vạn Lộc là một trong số những lễ hội đặc sắc của tỉnh Nghệ An. Nó mang đậm giá trị văn hóa của cư dân vùng sông nước. Thông qua lễ hội đền Vạn Lộc nhằm giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, khởi dậy niềm tự hào cho thế hệ trẻ để tiếp tục bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại. Đồng thời đây cũng là dịp để tuyên truyền quảng bá tiềm năm du lịch Nghệ An nói chung và Thị xã Cửa Lò nói riêng./.
Hàng năm tại đền diễn ra nhiều kỳ lễ trọng như: lễ cầu yên, lễ cầu phúc, lễ cầu ngư… nhưng lớn nhất là lễ hội của làng diễn ra 3 năm một lần vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Trong lễ hội có 2 phần: phần lễ và phần hội.
Phần lễ tại đền diễn ra trang nghiêm, thành kính với lễ yết cáo, lễ xuất thần, lễ rước, lễ đại tế, lễ cầu yên…. Điểm đặc biệt của lễ hội đền Vạn Lộc là lễ rước kiệu thần vi hành quanh làng, trong đoàn rước ngoài các kiệu rước thần của đền Vạn Lộc còn có các kiệu rước của những dòng họ trong làng. Trên đường rước nhân dân hai bên đường đều thiết lập bàn thờ để bái vọng cầu mong thần ban phúc lộc, may mắn cho muôn dân.
Phần hội cũng diễn ra nhiều trò chơi dân gian kết hợp với các hoạt động thể thao như: đua thuyền, đánh cờ người, kéo co, bóng chuyền….thu hút đông đảo bà con nhân dân tham gia.
Có thể nói, lễ hội đền Vạn Lộc là một trong số những lễ hội đặc sắc của tỉnh Nghệ An. Nó mang đậm giá trị văn hóa của cư dân vùng sông nước. Thông qua lễ hội đền Vạn Lộc nhằm giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, khởi dậy niềm tự hào cho thế hệ trẻ để tiếp tục bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại. Đồng thời đây cũng là dịp để tuyên truyền quảng bá tiềm năm du lịch Nghệ An nói chung và Thị xã Cửa Lò nói riêng./.
Nguyễn Hưng - Thúy Liên
QUY TRÌNH VỀ DI TÍCH DANH THẮNG
- 115/2020/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 19/2020/QĐ-UBND QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 15/2019/TT-BVHTTDL THÔNG TƯ Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
- Số: 166/2018/NĐ-CP NGHỊ ĐỊNH Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 110/2018/NĐ-CP Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội